TÌM HIỂU VỀ CÁC CHUẨN HDR - HDR10, DOLBY VISION, HLG



5 chuẩn HDR và những hãng sử dụng những chuẩn đó.

Cũng giống như HD và sau đó là 4K là điểm bán hàng lớn cho TV và những màn hình khác, những ngày nay, nhiều nhà sản xuất muốn để HDR hay dải tương phản động cao là bước đột phá mới trong trải nghiệm nhìn của bạn. Nhưng không giống như xem HD TV, chỉ cần cắm dây, chọn nội dung HD và thưởng thức thôi, HDR hiện giờ đang khiến người ta đau đầu, với cả đống chuẩn HDR và yêu cầu nhiều phần cứng và nội dung khác nhau. Vậy, những chuẩn HDR này có nghĩa là gì?

Rất có ích khi biết HDR là gì để hiểu nên tìm cái gì. Như cái tên nói lên tất cả, HDR là một tính năng giúp cải thiện dải tương phản động của TV, sự khác biệt giữa màu đen nhất, và màu trắng nhất mà màn hình của bạn có thể tái tạo. Một dải tương phản động cao nghĩa là màn hình sẽ hiển thị màu đen sâu và tối thay vì màu xám và màu sáng tinh khiết sẽ không bị phai đi. Giúp hình ảnh không chỉ dễ nhìn hơn, nhưng cũng chân thật hơn. Đặc biệt, HDR thực chất có gam màu rộng hơn, nghĩa là màn hình HDR thường sẽ tái tạo được nhiều màu sắc hơn.

Nhưng không như đột phá từ HD đến 4K, chỉ cần nhét thêm điểm ảnh vào tấm nền, HDR dựa vào một vài chuẩn mã hoá có thể khiến phân vân cho những ai không phải là thần đồng âm thanh, hình ảnh. Nên ta hãy xem qua một vài chuẩn phổ biến, bắt đầu với HDR10.

HDR10

Biểu tượng của HDR10  

Nếu bạn đi mua TV rẻ nhất từ cửa hàng điện tử và nó ghi "HDR" thì chắc nó là HDR10 rồi. Vì đây là nguồn mở và không tốn phí để nhà sản xuất ghép nó vào màn hình của họ. HDR10 cũng là định dạng thường dùng cho nội dung.

Cách nó hoạt động là đưa siêu dữ liệu tĩnh tới màn hình, nghĩa là nó nói màn hình của bạn nơi sáng và tối nhất trong bộ phim. Màn hình dùng nội dung đó để đặt một mức độ sáng cho toàn bộ việc tái tạo, từ đó sẽ cho mọi người xem HDR đã bổ trợ thế nào. Tuy nhiên, cái "Dolby Vision" sang chảnh hơn có tiếng với chất lượng hình ảnh chung tốt hơn nhiều.

Dolby Vision ​

Biểu tượng của Dolby Vision

Không như HDR10, Dolby Vision sử dụng siêu dữ liệu động. Giúp độ sáng được điều chỉnh cho mỗi khung hình hoặc cảnh vật, giúp hiệu ứng HDR được nổi bật hơn theo đúng cách nó nên có trên nền tảng cảnh-cảnh, thay vì chỉ dùng một mức độ sáng, bất kể việc bạn đang nhìn vào trời trong xanh hay hầm ngục tối.

Bất lợi của cái này là Dolby Vision không phải là nguồn mở, nghĩa là nhà sản xuất phải trả tiền bản quyền khoảng 3 đô Mỹ để đem nó vào sản phẩm. Và, bạn sẽ không thấy nhiều nội dung Dolby Vision so với HDR10. Từ đó, một vài dịch vụ streaming như Netflix hay Amazon Prime đã bắt đầu đem một vài nội dung Dolby Vision vào thư viện, và Samsung cũng đem ra thứ họ gọi là HDR10+, sử dụng siêu dữ liệu động để đối đầu với Dolby Vision đắt hơn.

À, và để đơn giản hơn, dữ liệu Dolby Vision có thể dịch sang HDR10 trên màn hình low-end hơn nên nội dung Dolby Vision vẫn sẽ xem được. Rồi, còn có một cái chuẩn mở khác: HLG (Hybrid Log Gamma)

HLG - Hybrid Log Gamma ​

HLG phù hợp với truyền hình phát sóng hơn do tiết kiệm băng thông hơn.

Bạn sẽ nhận biết cái này sớm thôi nếu bạn coi YouTube, truyền hình cáp hoặc vệ tinh. Ví dụ, DirecTV (một đài truyền hình ở Mỹ) đã bắt đầu phát sóng một vài sự kiện thể thao bằng HLG, rất thuận lợi cho đài phát sóng. Vì không giống như những định dạng khác, nó có thể hoạt động với TV non-HDR. Tất nhiên, bạn sẽ không nhận được hình ảnh HDR nếu bạn làm thế này. Tương thích ngược này cũng đi cùng với cái giá.

Vì thay vì HLG chắc sẽ nhìn đẹp hơn hình ảnh non-HDR, nó có chất lượng hình ảnh kém hơn Dolby Vision lẫn HDR10. Nên, chà, chắc phải ghi nhớ cái này. Tin tốt là TV HDR hỗ trợ nhiều chuẩn đang dần phổ biến hơn, nên bạn sẽ không tốn khá nhiều tiền để mua TV mới.