10 điều bạn nên cân nhắc trước khi mua máy chiếu – P1

Nhiều tín đồ nghe nhìn tin rằng cách tốt nhất để thưởng thức một phòng phim đúng nghĩa là sử dụng một chiếc máy chiếu hơn là TV màn hình phẳng. Một máy chiếu có thể tạo ra hình ảnh lớn hơn rất nhiều so với bất kì TV nào với mức giá rẻ hơn một chiếc tấm nền TV lớn nhất. Bên cạnh khác, một máy chiếu đòi hỏi phòng chiếu tối, mặc dù ánh sáng xung quanh có thể giúp cho phòng phim thêm nhiều hiệu ứng.

Có nhiều điều bạn cần quan tâm khi mua máy chiếu, dưới đây là những điều quan trọng

  1. DLP, LCD hay LCoS

Đọc bài phân biệt các công nghệ máy chiếu tại: đây

Các máy sử dụng chip đơn DLP có giá thành khá cao, thấp hơn là dòng LCD, cuối cùng là LCoS và cuối cùng là 3-chip DLP.

Máy chiếu LCoS định hướng tăng màu đen và độ tương phản lớn nhất

Máy chiếu LCD và DLP định hướng tăng độ sáng ở đầu ra hơn những model LCoS

Máy chiếu DLP có xu hướng hiển thị hình ảnh chuyển động mờ hơn LCD và LCoS

Máy chiếu DLP và LCoS có xu hướng thêm một vài khoảng trống giữa các pixels hơn LCD, kết quả xuất hiện hiệu ứng “cửa sổ”

Máy chiếu DLP 1 chip hiển thị hiệu ứng cầu vồng, thường gặp ở những cảnh ánh đèn sáng trên khung nền tối, ví dụ như đèn đường ban đêm, hoặc đèn xe ở những cảnh tối. Một số người xem dễ gặp hơn người khác.

Máy chiếu LCD, LCoS, DLP 3 chip không tạo hiệu ứng cầu vồng

máy chiếu DLP 1 chip, màu đỏ, lục và lam được sắp xếp thẳng hoặc hội tụ lại bởi vì chỉ có một chip tạo nên 3 màu. Ở máy LCD, LCoS và model DLP 3 chip, 3 màu có thể không phù hợp hoàn toàn, hầu hết đều cung cấp điều khiển hội tụ.

  1. Nguồn sáng

Độ sáng lớn nhất của máy chiếu được đo lường bằng lumens hoặc ANSI lumens, tuy nhiên độ sáng này được đo theo nhiều cách khác nhau để đưa ra một con số lớn nhất, vốn dĩ có thể sai khác nhiều khi dùng thực tế.

Ở máy chiếu DLP 1 chip, độ sáng lớn nhất của màu trắng thường cao hơn độ sáng gộp chung của 3 màu đỏ, lục, lam. Sự khác biệt giữa màu trắng và màu sắc ở đầu ra có khả năng dẫn đến độ sáng thấp (và mờ) hơn trong thông số.

Độ sáng càng cao, khung hình càng lớn và dễ dàng sử dụng trong bất kì phòng chiếu, hội trường với đèn xung quanh.

  1. Khoảng cách chiếu

Đây là khoảng cách giữa máy chiếu và màn chiếu. Nhìn chung, khoảng cách càng lớn thì khung hình càng lớn nhưng độ sáng cũng giảm theo tương ứng.

Khoảng cách phóng được xác định bởi khung hình máy chiếu mà bạn muốn xem và được giới hạn bởi căn phòng của bạn.

Nhiều máy chiếu có thấu kính zoom (phóng được), cho phép bạn thay đổi độ lớn của khung hình đang chiếu.

Thấu kính zoom thường được kí hiệu với một tỉ lệ phóng, ví dụ 1.5x nghĩa là khung hình lớn nhất gấp 1.5 lần khung hình hiện tại. Tỉ lệ này càng lớn thì càng tiện cho bạn trình chiếu ở nhiều nơi khác nhau.

Hiện nay thị trường có các model máy chiếu siêu gần có thể đặt trên sàn nhà, trên bàn hoặc những vị trí nằm sát màn chiếu và cho hình ảnh không thua kém với các máy chiếu thường (chiếu xa).

  1. Thấu kính

Hầu hết thấu kính cho phép bạn điều chỉnh khung hình theo chiều dọc, keystone từ 15 – 40 độ là chủ yếu. Những máy chiếu giá rẻ sẽ không có tính năng này, nên bạn bắt buộc phải đặt máy chiếu vuông góc với màn chiếu.