6 công nghệ sẽ thịnh hành trên smartphone nửa cuối 2017
Cách đây vài năm, smartphone có cảm biến vân tay, camera kép... vẫn chỉ là ý tưởng, nhưng nay chúng đã thành hiện thực. Các thương hiệu đang tiếp tục nghiên cứu những công nghệ gì để áp dụng cho smartphone trong tương lai?
Màn hình có thể gập lại được
Màn hình cong, màn hình uốn dẻo, thậm chí là màn hình có thể gập lại được... tất cả chúng đều đã từng được giới thiệu nhưng thực tế là hiện nay vẫn chưa có smartphone nào sở hữu công nghệ trên và được thương mại hoá.
Từng có nhiều tin đồn về Galaxy X, một chiếc smartphone của Samsung có thể gập màn hình lại sẽ được ra mắt vào năm 2018. Tuy nhiên, 1 thời gian sau đó, các thông tin về sản phẩm này hoàn toàn chìm xuống và không ai biết được rằng liệu nó có được ra mắt hay không.
Cảm biến vân tay dưới màn hình
Với việc xu hướng màn hình không viền hay viền siêu mỏng ngày càng phát triển, các nút bấm vật lý cũng như cảm biến vân tay sẽ là vật hi sinh cho việc tăng tỷ lệ diện tích màn hình ở mặt trước. Nhiều hãng điện thoại hiện nay đang chọn cách đưa cảm biến vân tay ra sau làm giải pháp tạm thời, song song với đó là việc phát triển công nghệ cảm biến vân tay ngay bên dưới màn hình.
Cả Samsung, Apple lẫn LG đều được cho là đang phát triển công nghệ riêng của mình. Tuy vậy, người dùng đã khá thất vọng khi Galaxy S8/S8+ không kịp trang bị tính năng này, và giờ đây, cả Note 8 lẫn iPhone 8 đều đang có dấu hiệu gặp rắc rối trong cùng vấn đề. Một tin đáng mừng khi tại MWC Thuợng Hải 2017, Qualcomm đã giới thiệu máy quét vân tay siêu âm có thể trang bị bên dưới màn hình. Và Vivo đã trở thành nhà sản xuất điện thoại đầu tiên trình diễn tính năng này trên một chiếc smartphone thực sự.
Camera Zoom trên điện thoại
Máy ảnh kép đang trở thành trào lưu hàng đầu của smartphone hiện nay. Hầu hết các hãng điện thoại đều trang bị camera kép cho sản phẩm của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng hình ảnh hoặc hỗ trợ chế độ chụp mới (góc rộng, xoá phông...). Ngược lại, một số ít nhà sản xuất khác tập trung vào tính năng zoom (phóng to) quang học nhưng đang gặp khá nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật.
Các hãng điện thoại vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để mang lại khả năng zoom quang học xa hơn, tốt hơn trên smartphone. OPPO được cho là đang phát triển tính năng quang học kép 5x hay như Huawei với chip Kirin 960 SoC hỗ trợ khả năng zoom quang tới 4x. Samsung và Apple cũng có nhiều tin đồn tương tự về việc đẩy mạnh tính năng zoom quang trên sản phẩm của mình trong thời gian tới.
Hệ thống điều hướng thực tế ảo (VPS indoor navigation)
Nghe có vẻ khá khó hiểu nhưng hãy tưởng tượng trong tương lai, khi bước vào siêu thị, bạn không cần phải tốn công tìm các mặt hàng cần mua, mọi thứ sẽ được smartphone điều hướng chính xác và tiện lợi.
Ứng dụng thực tế tăng cường (AR)
Dựa trên nền tảng VPS, các ứng dụng thưc tế tăng cường có thể áp dụng trên nhiều lĩnh vực của đời sống mà không yêu cầu đến các thiết bị chuyên dụng phức tạp. AR bao gồm việc thu thập thông tin về dữ liệu hình ảnh từ camera và xử lý chúng thành dữ liệu kỹ thuật số để phục vụ các nhu cầu giải trí, làm việc hàng ngày. Mặc dù hiện nay các trợ lý ảo và nhận dạng giọng nói (Một trong nhiều dạng của AR) đã có khả năng tìm kiếm và nhắc nhở nhanh chóng, các ứng dụng thực tế bổ sung hứa hẹn sẽ có nhiều ngữ cảnh hơn.
Màn hình có tỉ lệ làm tươi thay đổi được (Adaptive Display)
Bằng cách đồng bộ hóa tần số GPU với tốc độ làm tươi của màn hình, các sự cố rách khung hình sẽ không xảy ra, giúp ổn định khung hình và mang đến các trải nghiệm thực tế ảo (VR) tốt hơn.
Không chỉ tuyệt vời khi xem các ứng dụng VR, công nghệ màn hình này còn mang đến nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp di động. Cụ thể, khi áp dụng tỷ lệ làm tươi màn hình cao có thể làm cho hình ảnh động trông mượt mà cũng như cải thiện tính lưu động của trò chơi và video. Đồng thời, giảm tỷ lệ làm tươi màn hình hiển thị với các giao diện tĩnh có thể giúp tiết kiệm tuổi thọ pin, vì các điểm ảnh không phải được cập nhật thường xuyên.