iPod Nano: lịch sử phát triển và bước dừng chân sau 12 năm

Tiếp nối đàn anh iPod Classic đã lui vào hậu trường từ 3 năm trước, mới đây dòng máy nghe nhạciPod Nano nổi tiếng một thời cũng vừa được Apple dừng sản xuất. Bị che phủ bởi sự tiện dụng của điện thoại iPhone cũng như các thiết bị di động đến từ chính cha đẻ Apple, iPod Nano ngày càng bị quên lãng và chỉ còn nằm trên kệ trưng bày để gợi nhớ một quá khứ huy hoàng. Tuy vậy, đây vẫn là dòng sản phẩm máy nghe nhạc bán chạy nhất từ trước đến nay của Apple, đạt đến ngưỡng cao nhất của sự tinh tế về cả thiết kế và chất lượng

1st Gen (2005)

iPod Nano 1st Gen với 2 màu đen và trắng / xám là một phiên bản thu nhỏ của mẫu iPod Classic đang làm mưa làm gió thời bấy giờ, ngay lập tức tạo nên một làn sóng ủng hộ từ đông đảo người dùng, nhất là các fan của Apple. Bài thuyết trình của Steve Jobs thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ cho các hàng ghế khán giả khi ông lấy iPod Nano ra từ túi đựng đồng xu trên chiếc quần jeans của mình.

2nd Gen (2006)

monospace-apple-ipod-nano-2.jpg
Thế hệ iPod Nano thứ 2 ra mắt ngay sau thế hệ thứ nhất chỉ 1 năm, sở hữu kiểu dáng cải tiến cũng như màu sắc tươi tắn hơn, bắt mắt hơn nhiều nếu so sánh cùng iPod Mini. Điểm làm người dùng ủng hộ nhiều nhất chính là có rất nhiều màu để chọn lựa, làm nổi bật lên được cá tính của người dùng.

3rd Gen (2007)

monospace-apple-ipod-nano-3.jpg

Mẫu máy thứ 3 khá to đi kèm cùng màn hình mini để người dùng xem video nhận được nhiều lời khen chê lẫn lộn ngay cả từ các chuyên gia phê bình. Nhiều ý kiến cho rằng tích hợp màn hình xem phim là không cần thiết và làm máy xấu đi khi “cộm lên một cục” trong túi quần hay túi áo. Tuy vậy vẫn có khá nhiều người cảm thấy thích và săn lùng mẫu máy này, sẵn sàng trả mức giá cao cho một chiếc iPod Nano bị ghét bỏ.

4th Gen (2008)

monospace-apple-ipod-nano-4.jpg

Phiên bản máy thứ 4 trở về kiểu dáng thiết kế cũ với màn hình hơi to hơn chỉ một chút mà thôi. Kiểu thiết kế này nhận được rất nhiều khen ngợi và được xem như là ngưỡng cao nhất trong sự sáng tạo của Apple. Máy sở hữu 9 màu đa dạng và được giới thiệu chung với dòng sản phẩm mới nhất lúc đó là iPod Touch.

5th Gen (2009)

Phiên bản máy thứ 5 được sơn bóng với màn hình rộng hơn đồng thời có thêm máy ảnh phía sau máy. Thay đổi này không tồn tại quá lâu với phiên bản máy tiếp theo ngay lập tức loại bỏ camera. Lúc này Apple cũng đang tập trung hết nguồn lực vào iPod Touch nên kiểu thay đổi cho khác đi một chút này cũng là điều dễ hiểu.

6th Gen (2010)

monospace-apple-ipod-nano-5.jpg

Phiên bản iPod Nano “đến hẹn lại lên” tiếp theo hàng năm của Apple được chuyển sang màn hình cảm ứng và bị đánh giá là khá giống với iPod Shuffle. Máy cũng không quá nhỏ gọn, tinh tế hay tiện lợi, chỉ là một sản phẩm mới để Apple có thể tiếp tục dòng máy iPod Nano đang dần bị thất sủng.

7th Gen (2012) và 8th Gen (2015)

monospace-apple-ipod-nano-6.jpg

Đây là 2 mẫu máy cuối cùng với thiết kế thân máy dài như các phiên bản iPod Nano đời đầu, sở hữu màn hình cảm ứng lớn cùng hệ điều hành riêng được viết lại cho phù hợp. Người dùng lúc này thực ra đã “quên” luôn iPod Nano và Apple giống như đang khơi lại các ký ức ngày xưa nhằm cứu vãn tình thế. Hai mẫu máy này bị người dùng rất ghét do nhìn rất rẻ tiền, chắp vá và chả có tí gì giống với một sản phẩm Apple. 7th Gen và 8th Gen tiếp tục âm thầm nằm trong danh mục sản phẩm của Apple cho đến khi được gỡ xuống mới đây.

Kết

Nhìn chung “cái chết” của iPod Nano là điều phải xảy ra nếu không muốn nói là phải xảy ra từ cách đây lâu rồi mới đúng. Sản phẩm bị đào thải như một lẽ tất yếu do nhu cầu người dùng ngày càng tăng cũng như công nghệ phát triển quá nhanh như hiện nay. Các dòng máy nghe nhạc khác còn sống sót nhờ biết chạy theo các chuẩn mực hiện hành như wirelessstreaming hay đa dụng (multi-use), duy chỉ có iPod mãi dậm chân tại chỗ. Tuy vậy chúng ta vẫn hãy ngả mũ cảm ơn iPod Nano cho sự cống hiến của nó trong khoảng thời gian 12 năm qua. Chưa rõ tương lai của iPod Touch sẽ như thế nào, dù nó giống một chiếc điện thoại-ít-tính-năng hơn là một chiếc máy nghe nhạc đúng nghĩa.

Nguồn theverge